Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Bệnh thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền, tuy nhiên gặp tỷ lệ cao nhiều ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.

Vai trò của sắt và nhu cầu sắt trong cơ thể
Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…
Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 - 10% (1 - 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.
Nguyên nhân thiếu sắt: Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt và được phân loại theo 3 nhóm như sau:
Không cung cấp đủ nhu cầu sắt
- Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…;
- Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn  uống của người nghiện rượu, người già…;
- Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga...
Mất sắt do mất máu mạn tính
            - Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt;  sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…;
            - Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia):
            Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp.
Triệu chứng của bệnh thiếu máu, thiếu sắt
            Người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt thường có triệu chứng da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy. Bản thân người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực.
            Về mặt triệu chứng lâm sàng, bệnh thiếu máu thiếu sắt diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt.
- Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi….
- Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng.
Xét nghiệm
            a. Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu: Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố và tỷ lệ hematocrit giảm, hồng cầu nhỏ, nhược sắc.
            b. Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt: Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, transferrin tăng; khả năng gắn sắt toàn thể tăng; độ bão hòa transferrin giảm.
            c. Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân: Soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tìm ký sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân); CD55, CD59 (chẩn đoán bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm),…
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định: Dựa vào
- Triệu chứng lâm sàng;
- Triệu chứng xét nghiệm:
+ Tổng phân tích tế bào máu: Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
+ Sinh hóa máu: Ferritin < 30ng/mL và hoặc độ bão hòa transferrin < 30%.
Chẩn đoán nguyên nhân:
Dựa vào thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên của thiếu máu thiếu sắt là do giảm cung cấp sắt hay mất sắt do mất máu hoặc do các nguyên nhân phối hợp.
Chẩn đoán phân biệt
a. Thalassemia:
- Người bệnh có biểu hiện thiếu máu từ nhỏ, có thể trong gia đình có người bị bệnh thalassemia. Thường có vàng da, lách to.
- Xét nghiệm: Sắt huyết thanh bình thường hoặc tăng; ferritin có thể là bình thường, nhưng phần lớn là tăng và càng về sau càng tăng; transferrin bình thường hoặc giảm; độ bão hòa transferrin bình thường hoặc tăng; khả năng gắn sắt toàn thể bình thường; bilirubin gián tiếp thường tăng; có thể có thành phần huyết sắc tố bất thường.
b. Thiếu máu trong viêm mạn tính:
- Lâm sàng: Có tình trạng viêm mạn tính như: Viêm đa khớp dạng thấp, lao, lupus…
- Xét nghiệm: Sắt huyết thanh giảm, ferritin tăng, transferrin bình thường, độ bão hòa transferrin bình thường hoặc giảm, khả năng gắn sắt toàn thể tăng, tốc độ  máu lắng tăng; protein phản ứng (CRP) tăng.
c. Thiếu máu trong suy dinh dưỡng:
- Lâm sàng: Tình trạng gầy, yếu, chậm phát triển thể chất (đối với trẻ em). Có nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng như đói ăn, nhịn ăn trong thời gian dài.
- Xét nghiệm: Thiếu máu hồng cầu nhỏ, protein huyết thanh giảm.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
- Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, mất bù.
- Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống. Chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp:
+ Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng;
Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh;     
Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.
- Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.
- Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường.
- Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt.
Các chế phẩm thuốc bổ sung sắt
-  Dạng uống:
+ Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate;
            + Liều lượng: 2mg sắt/kg/ngày;
            + Thời gian dùng thuốc: 6 tháng đến 12 tháng.
Nên bổ sung thêm vitamin C hoặc uống thêm nước cam, chanh để tăng khả năng hấp thu sắt.
Lưu ý: Thuốc hấp thu tốt nhất khi uống vào lúc đói, tuy nhiên nếu bị kích ứng dạ dày thì có thể uống trong lúc ăn. Phân có màu đen, táo (không phải do xuất huyết tiêu hóa).
- Dạng truyền tĩnh mạch:
+ Iron sucrose; Iron dextran;
+ Cách tính liều lượng thuốc bổ sung sắt dạng tiêm:
Tổng liều (mg) = P (kg) x (Hb đích (G/L) – Hb thực (G/L)) x 0,24 + 500 mg
+ P: trọng lượng cơ thể (kg);
+ Hb: nồng độ huyết sắc tố (G/L).
Điều trị nguyên nhân
Phải chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt một cách triệt để, tránh gây thiếu sắt tái phát.
Phòng bệnh
Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai.
- Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản,thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,...Tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
- Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
- Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
 nihbt.org.vn
Nguồn: https://www.nihbt.org.vn/huyet-hoc-lam-sang/benh-thieu-mau-thieu-sat/p187i9130.html

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Thông tin cơ bản về máu

  1. Máu là gì?
Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể.
  1. Lượng máu có trong cơ thể người?
– Lượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng… Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 – 80ml máu/kg cân nặng. Lượng máu tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương và lượng máu bị mất đi hàng ngày. Tuy vậy, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định.
– Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi, hoặc mất nước thì lượng máu có thể giảm do bị cô đặc. Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy… lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc tình trạng bệnh lý. Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc, thậm chí bị tử vong.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

BỔ SUNG SẮT VÀ CANXI CHO BÀ BẦU ĐÚNG CÁCH P2

Chỉ bổ sung thêm sắt khi chế độ ăn không cung cấp đủ

Thịt, cá, trứng, các loại đậu là nguồn bổ sung dồi dào sắt cho cơ thể
Đối với Sắt, lượng bổ sung cho phụ nữ khoảng 30mg/ngày. Để có lượng sắt này, phụ nữ có thể bổ sung từ 1-2 lạng thịt cá cùng 50-70mg Vitamin C mỗi ngày giúp gia tăng khả năng hấp thu sắt. Đây là lượng thực phẩm không khó bổ sung với bà bầu cho nên bổ sung sắt theo đường uống cũng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn không cân bằng, hoặc kết quả xét nghiệm máu khi đi khám thai của bà bầu cho thấy họ đang thiếu sắt thì việc bổ sung thêm các viên sắt là điều cần thiết. Các viên uống chứa sắt trên thị trường hiện nay rất đa dạng, có những loại hàm lượng cao tới trên 150 mg Sắt Fumarat (tương đương khoảng 50 mg sắt nguyên tố) thì thường dư thừa và sẽ được thải trừ ra ngoài theo phân và tích lũy một phần tại gan, lách.
Một chế độ ăn đầy đủ, chỉ cần lượng Sắt bổ sung tối thiểu (khoảng 5mg như trong PM Procare) là hợp lý, không dư thừa và không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, khó chịu dạ dày. Chế độ ăn không đảm bảo lượng sắt cần thiết cho cơ thể cũng chỉ nên bổ sung khoảng 30mg sắt dạng nguyên tố mỗi ngày trừ trường hợp đặc biệt có chỉ định của bác sỹ phải tăng liều sử dụng. Việc bổ sung liều cao sắt kéo dài có thể gây táo bón, phân đen ở phụ nữ và cũng tích lũy trong gan, lách gây hại cho cơ thể về lâu dài.
Tóm lại, bổ sung Canxi và Sắt là cần thiết trong quá trình mang thai, việc bổ sung nên tiến hành từ trước khi mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho bà bầu. Trong các phương pháp bổ sung hiện nay, riêng đối với Canxi và Sắt có rất sẵn trong chế độ ăn hàng ngày của bà bầu Việt Nam nên bà bầu có thể bổ sung trực tiếp từ nguồn thức ăn nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí và dư thừa không cần thiết. Các viên uống bổ sung trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, lựa chọn một sản phẩm có uy tín, hàm lượng Sắt và Canxi phù hợp với từng cơ thể là điều rất quan trọng và thể hiện sự thông thái của mỗi bà bầu.
Chúc các bạn sẽ trở thành những bà bầu thông thái ngay trong cách bổ sung Canxi, Sắt!

DS. Nguyễn Nghĩa

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

BỔ SUNG SẮT VÀ CANXI CHO BÀ BẦU ĐÚNG CÁCH P1

Sắt và Canxi là hai khoáng chất được nhắc đến nhiều nhất trong một vài năm gần đây với vai trò thiết yếu cho bà bầu. Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu như thế nào cho đúng cách cũng vì thế trở nên hết sức quan trọng bởi việc bổ sung không đúng cách vừa gây tốn kém, vừa gây những tác dụng bất lợi cho mẹ và bé.
Vai trò thiết yếu và nhu cầu sắt và canxi đối với bà bầu
Sắt là thành phần thiết yếu tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của cơ thể tăng lên khoảng 50%, do đó cần nguồn bổ sung nguyên liệu cũng tăng lên tương ứng. Với lượng sắt đầy đủ cho cơ thể, máu có thể vận chuyển đầy đủ Oxy nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào nhiều quá trình khác trong cơ thể mẹ.
Tương tự như vậy đối với Canxi, giai đoạn này là giai đoạn mà cơ thể người mẹ cần bổ sung lượng Canxi cần thiết cho thai nhi phát triển các mô sụn, cơ, tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh… Tuy nhiên, không vì vậy mà nhu cầu Canxi của bà bầu tăng lên quá nhiều so với phụ nữ bình thường. Nhu cầu Canxi trong giai đoạn mang thai của phụ nữ chỉ tăng lên khoảng 30%, tức là 1000mg mỗi ngày. Việc bổ sung quá nhiều Canxi cũng không mang lại lợi ích như nhiều người vẫn nghĩ mà còn bắt thận làm việc nhiều hơn.
Bổ sung Sắt và Canxi đúng cách
Sắt và Canxi đều có thể bổ sung bằng chế độ ăn hoặc/và viên uống bổ sung bên ngoài. Tuy nhiên, việc bổ sung bằng chế độ ăn với hai loại khoáng chất này được các chuyên gia khuyến cáo là cách làm dễ dàng và an toàn vượt trội bởi Canxi có rất sẵn trong nhiều loại thực phẩm dùng hàng ngày như Cơm, Sữa tươi, sữa chua, hải sản… Sắt cũng như vậy, trong các loại thịt, cá, trứng,… hàng ngày đều có lượng sắt dồi dào, dễ hấp thu.
Thực phẩm là nguồn bổ sung Canxi dồi dào, an toàn nhất
Các loại thực phẩm từ sữa là nguồn bổ sung Canxi dồi dào cho cơ thể
Với nhu cầu khoảng 1,000mg Canxi mỗi ngày cho phụ nữ giai đoạn mang thai, cho con bú thì chỉ cần bổ sung khoảng 1 lạng tép, hay tôm, cua cá mỗi ngày cùng với các thức ăn thông thường là đủ. Một số loại thực phẩm giàu Canxi có thể kể tới như: tôm, cua, cá, tép, ốc, sữa chua, sữa tươi, phô mai, ngũ cốc, cải bó xôi, súp lơ xanh…. đều là những loại thực phẩm dễ kiếm và thường có trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Trong khi đó, nếu bà bầu lựa chọn phương pháp bổ sung Canxi qua các viên uống thì lượng Canxi thường cao nhưng tỷ lệ hấp thu không lớn vì viên uống bổ sung Canxi thường ở dạng Canxi Carbonate, hoặc Canxi Citrate.
Một số nhược điểm của các viên bổ sung Canxi cho bà bầu hiện nay là hàm lượng thường quá cao trong khi khả năng hấp thu của cơ thể tối đa chỉ 500mg/lần; dạng bổ sung là Canxi carbonate thường không phù hợp cho người có vấn đề bệnh dạ dày và hấp thu ít; dư thừa canxi gây cản trở hấp thu sắt và gây ra các vấn đề về sỏi tiết niệu. Chính vì những bất lợi trên, các nhà dinh dưỡng học vẫn luôn khuyến khích bà bầu sử dụng những loại thực phẩm giàu Canxi trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

10 TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA THIẾU MÁU THIẾU SẮT P1

- Ban đầu, thiếu máu thiếu sắt có thể rất nhẹ mà không được chú ý. Nhưng khi cơ thể trở nên thiếu sắt và thiếu máu nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng tăng lên.

- Thiếu máu kéo dài làm cơ thể suy yếu, gây một số hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị thiếu máu, hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

- Nếu bạn không biết các triệu chứng của thiếu máu, hãy xem 10 dấu hiệu hay triệu chứng sau. Đây là những triệu chứng phổ biến nhất mà nên lưu ý.

1. Mệt mỏi, kiệt sức

- Mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của thiếu máu thiếu sắt, và là kết quả của cơ thê khi không được cung cấp đủ oxy mà nó cần. Mệt mỏi xảy ra cả ban ngày và ban đêm. Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi thậm chí ngay cả khi vừa thức dậy và chỉ hoạt động trong vài giờ.

- Khi cơ thể không có đủ lượng oxy mà nó cần, các phản ứng dị hóa để tạo ra năng lượng hoạt động trong cơ thể không thể xảy ra. Điều đó làm cho bạn có cảm giác mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, và bạn khó hoàn thành các công việc hằng ngày.

2. Giảm tập trung

- Như đã đề cập ở trên, khi thiếu máu cơ thể sẽ mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần và bạn khó hoàn thành công việc của mình. Khi bạn tự cảm thấy tâm trí của mình trôi dạt đi, không đủ tập trung giải quyết công việc, điều đó có thể là bạn đang bị thiếu máu.

- Sự tập trung rất quan trọng trong nhiều hoạt động hằng ngày, và giảm khả năng tập trung có thể gây nguy hiểm, vì vậy để chắc chắn bạn hãy đi gặp các chuyên gia y tế để được hướng dẫn và giúp đỡ.

3. Đau đầu, chóng mặt

- Đây là dấu hiệu thiếu oxy não. Bạn có thể ngồi xuống hoặc đứng lên, nhưng trong ngày bạn có thể sẽ bị chống mặt vào bất cứ lúc nào hoặc thậm chí có thể nhìn mờ theo thời gian.

- Chóng mặt là tình trạng nguy hiểm, vì vậy hãy gặp các chuyên gia y tế để được hướng dẫn và giúp đỡ.

4. Khó thở

- Hồng cầu nhận oxy tại phổi, sau đó theo dòng máu đến các cơ quan để cung cấp oxy cho cơ thể hoạt động. Khi các cơ quan không nhận đủ oxy, phổi của bạn cố gắng bù trừ bằng cách làm việc chăm chỉ hơn để mang lại nhiều oxy cho cơ thể.

- Tuy nhiên, khi không có đủ hồng cầu thì lượng oxy cung cấp cho các cơ quan hoạt động sẽ không đủ. Vì thế ngay cả khi có nhiều oxy trong phổi, nhưng cơ thể bạn luôn nghỉ là không có và điều này làm cho bạn phải thở hổn hển mà không cần bất kỳ sự gắng sức nào. Nhưng dường như nó xảy ra khi bản thân có chút ít phải gắng sức.

- Nếu đi bộ lên cầu thang khiến bạn hụt hơi hoặc bạn chỉ có thể điều hòa hơi thở của mình khi nghỉ ngơi mà tình trạng này chưa bao giờ gặp trước đó thì sự thiếu hụt sắt trong cơ thể là nguyên nhân.

5. Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim

- Bình thường nhịp tim nhanh khi bạn tập thể dục. Nhưng khi thiếu máu, nhịp tim luôn nhanh mức bình thường bất cứ khi nào có sự gắng sức. Nguyên nhân là khi lượng hồng cầu trong máu ít, tim cần bơm máu nhanh hơn để cung cấp đủ lượng oxy cho các mô & cơ hoạt động. Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim là dấu hiệu cơ thể cố gắng bù đắp sự thiếu năng lượng. Đây là cách cơ thể đẩy nhanh vòng tuần hoàn máu để cố gắng đưa lượng Hemoglobin ít ỏi có sẵn xung quanh đó để lấy thêm oxy cung cấp cho các mô hoạt động.

- Khi nhận thấy nhịp tim của bạn trở nên nhanh hơn so với bình thường khi đang tập thể dục và nhịp thở trở nên ngắn và nhanh hơn, coi chừng bạn cũng có thể bị thiếu máu.


Theo Globifer
http://globifervn.com/

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Điều trị thiếu máu khi mang thai như thế nào?

Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê các loại dược phẩm bổ sung sắt cho bạn. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu khi mang thai nhưng thường sẽ nằm trong khoảng 60 đến 120mg sắt nguyên tố mỗi ngày, chưa kể lượng sắt bổ sung trong các loại thuốc bổ cho thai phụ. Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đừng bao giờ bổ sung nhiều sắt hơn so với lượng sắt được kê đơn.
Lưu ý rằng các liều lượng này dùng để chỉ lượng sắt nguyên tố hay sắt nguyên chất được bổ sung, một số nhãn hiệu chỉ thể hiện lượng sắt sunfat, một loại muối sắt, thay cho lượng sắt nguyên tố. Một liều bổ sung với 325mg sắt sunfat, liều lượng thường được kê để bổ sung sắt, sẽ cung cấp cho bạn 60mg sắt nguyên tố. Một số loại thuốc khác chứa sắt gluconat với hàm lượng 34mg sắt nguyên tố trong 300mg sắt gluconat hoặc sắt fumarat chứa 106mg sắt nguyên tố trong 1 viên nén 325mg.
Để hấp thu nhiều sắt nhất có thể, nên uống viên sắt khi đang đói, uống thuốc bằng nước lọc hoặc nước cam, vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn, nhưng đừng uống với sữa vì canxi cản trở quá trình hấp thu sắt. Cà phê và trà cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt.
Trong khoảng một tuần kể từ khi bắt đầu điều trị, bạn sẽ tạo ra nhiều hồng cầu mới và lượng hemoglobin cũng tăng cao. Thường chỉ sau một tháng điều trị là có thể hoàn toàn thoát khỏi tình trạng thiếu máu khi mang thai, nhưng bạn nên tiếp tục bổ sung sắt trong vài tháng tiếp theo để tăng cường nguồn sắt dự trữ.
Một lưu ý quan trọng nữa là luôn để các loại thuốc có chứa sắt xa tầm tay trẻ em. Trong số các loại hình ngộ độc dược phẩm ở trẻ em, uống viên sắt quá liều gây tử vong cao nhất. Thực tế, chỉ cần một liều cho người lớn cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu khi mang thai?

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu xem bạn có bị thiếu máu hay không. Một trong các xét nghiệm này là đo dung tích hồng cầu (hematocrit) với mục đích xác định phần trăm hồng cầu trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại (hemoglobin) xác định số gram hemoglobin trong máu.
Dù không bị thiếu máu khi mới mang thai, bạn cũng có thể bị thiếu máu ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ được xét nghiệm máu lần nữa vào khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao và lượng huyết tương, thành phần chất lỏng của máu, tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước hồng cầu. Tuy nhiên, đừng để hai chỉ số này hạ xuống quá thấp.
Dấu hiệu của thiếu máu khi mang thai thường khó nhận biết nên bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định
Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu chỉ thiếu máu nhẹ. Một số triệu chứng có thể nhận thấy là thường mệt mỏi, cảm giác yếu trong người và chóng mặt. Đây cũng là những triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai dù có thiếu máu hay không nên rất khó xác định. Bạn cũng có thể thấy mình xanh xao hơn, đặc biệt là ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi. Các triệu chứng khác bao gồm tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.
Ngoài ra, các thai phụ bị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể thấy thèm ăn các vật thể phi thực phẩm như nước đá, giấy hoặc đất sét, còn gọi là hội chứng Pica. Nếu bạn cũng có những cơn thèm khác lạ như vậy, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Định nghĩa sắt HEME

Sắt HEME 

Hemoglobin (viết tắt Hb) hay còn gọi là huyết sắc tố, là một
protein có chứa sắt trong tế bào hồng cầu của cơ thể, có nhiệm vụ thu thập, lưu giữ, mang oxy đi khắp cơ thể và phóng thích oxy cho các cơ quan trong cơ thể sử dụng.



Sắt HEME sắt có nhân HEME, là thành phần rất quan trọng của hemoglobin, có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, thịt gà, thịt heo, gan động vật, cá và các loại hải sản. Sắt HEME rất dễ hấp thu so với các loại sắt không chứa HEME, có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: rau bông cải, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại hạt...

Theo Globifer
http://globifervn.com/

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Các đối tượng dễ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt

Phụ nữ trong đọ tuổi sinh sản là đối tượng nguy cơ đặc biệt dễ bị thiếu máu thiếu sắt vì mất máu do kinh nguyệt, mất máu do sinh con, thiếu máu thiếu sắt do nhu cầu của thai nhi. Nhu cầu sắt ở phụ nữ có thai rất cao, bao gồm sắt cho chính cơ thể người mẹ, nhu cầu phát triển của thai nhi, nhu cầu phát triển của nhau thai và lượng sắt bù cho lượng máu mất khi sanh con là 580-680 mg.

Ngoài ra, tình trạng dự trữ sắt, bổ sung sắt và hemoglobin của mẹ, các yếu tố trong giai đoạn sinh con sẽ ảnh hưởng đến sự tích lũy sắt của thai nhi. Khi dữ trữ sắt của người mẹ thấp hơn mức bình thường có thể ảnh hưởng đến trọng lượng sơ sinh và thời gian mang thai như trẻ nhẹ cân hoặc trẻ sinh non và do đó làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở mẹ và bé.

Ở trẻ nhỏ, do nhu cầu tăng trưởng cần tăng số lượng hồng cầu nên nhu cầu sắt dinh dưỡng cũng tăng cao. Tại Mỹ người ta ước tính nhu cầu sắt cho trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng là 6.9 mg cao hơn nhu cầu sắt của người nam trưởng thành là 6mg.

Với những lý do trên, phụ nữ mang thai, phụ nữ không mang thai và trẻ mẫu giáo là những đối tượng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

Theo globifervn.com

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Cơ thể cần sắt để làm gì?

Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò rất quan trọng và có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể thông qua hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy đến khắp cơ thể thông qua Hemoglobin (Hb), tổng hợp DNA, vận chuyển electron, tổng hợp các enzym sắt dùng cho nhu cầu sử dụng oxy để sản xuất năng lượng tại tế bào. …
Sắt là nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất Hb. 80% lượng sắt của cơ thể được sử dụng để tạo Hb trong hồng cầu. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 20mg Fe nguyên tố để tái tạo hồng cầu
Bình thường sắt trong cơ thể luôn được điều hòa một các cẩn thận để bảo đảm có sự cân bằng giữa lượng sắt mất đi và lượng sắt được hấp thu. Sự cân bằng này được xác định bởi lượng sắt dự trữ trong cơ thể, lượng sắt được hấp thu, và lượng sắt mất đi. Ít nhất 2/3 lượng sắt trong cơ thể là sắt chức năng, chủ yếu là trong Hemoglobin trong máu, một ít trong myoglobin trong tế bào cơ và sắt trong các enzyme có chứa sắt. Hầu hết lượng sắt còn lại trong cơ thể là sắt dự trữ (ở dạng ferritin và hemosiderin) và được xem như là khoảng dự trữ để sử dụng khi cần thiết.
Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 – 10% (1 – 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.
Nhu cầu sắt không giống nhau ở nam & nữ, trẻ em & người lớn, phụ nữ mang thai và phụ nữ không mang thai.
Cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết có thể do các nguyên nhân sau:
  • Lượng sắt cung cấp qua thức ăn không đủ
  • Tăng nhu cầu sử dụng sắt trong giai đoạn tăng trưởng
  • Mất quá nhiều lượng sắt do mất máu
  • Giảm khả năng hấp thu