Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò rất quan trọng và có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể thông qua hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy đến khắp cơ thể thông qua Hemoglobin (Hb), tổng hợp DNA, vận chuyển electron, tổng hợp các enzym sắt dùng cho nhu cầu sử dụng oxy để sản xuất năng lượng tại tế bào. …
Sắt là nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất Hb. 80% lượng sắt của cơ thể được sử dụng để tạo Hb trong hồng cầu. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 20mg Fe nguyên tố để tái tạo hồng cầu
Bình thường sắt trong cơ thể luôn được điều hòa một các cẩn thận để bảo đảm có sự cân bằng giữa lượng sắt mất đi và lượng sắt được hấp thu. Sự cân bằng này được xác định bởi lượng sắt dự trữ trong cơ thể, lượng sắt được hấp thu, và lượng sắt mất đi. Ít nhất 2/3 lượng sắt trong cơ thể là sắt chức năng, chủ yếu là trong Hemoglobin trong máu, một ít trong myoglobin trong tế bào cơ và sắt trong các enzyme có chứa sắt. Hầu hết lượng sắt còn lại trong cơ thể là sắt dự trữ (ở dạng ferritin và hemosiderin) và được xem như là khoảng dự trữ để sử dụng khi cần thiết.
Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 – 10% (1 – 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.
Nhu cầu sắt không giống nhau ở nam & nữ, trẻ em & người lớn, phụ nữ mang thai và phụ nữ không mang thai.
Cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết có thể do các nguyên nhân sau:
- Lượng sắt cung cấp qua thức ăn không đủ
- Tăng nhu cầu sử dụng sắt trong giai đoạn tăng trưởng
- Mất quá nhiều lượng sắt do mất máu
- Giảm khả năng hấp thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét